Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Seo mũ đen

SEO mũ đen là gì?


SEO mũ đen là phương pháp SEO tìm mọi phương pháp để cho website lên top, không tuân thủ theo các quy định thuật toán Google
Để nhanh chóng seo top các từ khóa, hiện nay nhiều seoer áp dụng các thủ thuật seo mũ đen vốn bị google nghiêm cấm, tuy nhiên đối với các seoer mới vào nghề họ chưa biết đến các thủ thuật này thì có thể vô tình vi phạm các thuật toán chống spam của google, trong chủ đề hôm nay, chúng tôi sẽ bàn về các thủ thuật seo black hat bị google trừng phạt nếu áp dụng cho website, qua đó bạn có thể tránh các hành vi seo black hat này và cũng có thể bảo vệ website trước các hành vi phá hoại của đối thủ trong lĩnh vực seo đẩy cạnh tranh.

1. Xây dựng liên kết không bình thường


Làm sao để biết một liên kết không bình thường là một câu hỏi hóc búa đối với những seoer mới vào nghề, khi nhận được thông báo website của bạn vi phạm các qui định về seo từ google guiline, nhiều bạn rất ngỡ ngàng và không xác định được thế nào là liên kết không bình thường, qua nhiều năm kinhnghiem chúng tôi nhận thấy những liên kết không bình thường theo google là tất cả các liên kết có liên quan đến từ những website bị google cảnh báo hoặc bị phạt trước đó, cụ thể là hiện nay có rất nhiều các diễn đàn được xây dựng thành hệ thống để các thanh viên có thể spam link từ đó, chúng tôi khẳng định 100% các diễn đàn này sẽ bị google trừng phạt và những liên kết đến từ các nguồn này sẽ vào tầm ngắm của google.


2. Tạo link tự động bằng các công cụ


Hiện nay trên thị trường seo có rất nhiều phần mềm chuyên hỗ trợ tạo link tự động, đây là hành động cực kỳ nguy hiểm vì những thuật toán chống spam như  Panda được xây dựng để phát hiện và loại bỏ những domain mà trên đó toàn các content được tạo ra từ phần mềm spinning nội dung, xáo trộn nội dung từ nhiều nguồn khác nhau, đối với tiếng việt thì google khôngthể biết được, họ không thể translate được tuy nhiên dựa trên các số liệu như thời lượng truy cập và hành vi của khách hàng trên web thì có thể biết được một content có được độc giả xem là chất lượng hay không, nếu website có tỷ lệ bounce rate quá cao thì google nhận xét đây là content kém chất lượng


3. Mua bán liên kết


Ở Việt Nam hiện nay có nhiều dịch vụ mua bán text link hoặc bán tài khoản chuyên sử dụng để xây dựng liên kết và hành động này đã bị google phát hiện và trừng phạt thẳng tay, nếu xem xét kỹ các qui định của google bạn sẽ thấy ngay hành vi mua bán link bị liệt vào nhóm cầm, nếu bị đối thủ report thì 100% web của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, do đó các bạn không nên mua bán text link, thực sự những links đến từ domain giv hay edu cũng không có tác dụng nhiều cho việc tăng thứ hạng từ khóa, tất cả chỉ tùy thuộc vào độ uy tín và web mà thôi.

Trên đây là các thủ thuật seo mũ đen thường được áp dụng bởi các seoer dạo, hãy chắc rằng bạn không sử dụng những thủ thuật này bởi vì sớm muộn gì web cũng bị phát hiện, khi đó việc gỡ các liên kết xấu là vô cùng khó khăn, hiện nay không có công cụ nào miễn phí để lọc các backlink xấu, bạn phải trả phí dịch vụ rất cao nếu muốn dùng các service như ahrefs để truy tìm các liên kết kém chất lượng, hơn thế nữa để google xem xét website không phải là chuyện ngày một ngày hai, phải mất từ từ 6 tháng bạn mới có cơ hội nhận được hồi âm từ bộ phận chống spam của google.

Thế nên đừng để mất bò mới lo làm chuồng, ngay từ hôm nay hãy dứt khoát nói không với các thủ thuật seo mũ đen để bảo vệ thương hiệu cho website và có thể xây dựng một seo brand name phát triển vững mạnh.

Quảng cáo thông qua Facebook

Để có chiến dịch quảng cáo trên facebook một cách hiệu quả, người lập kế hoạch cần am hiểu về các đối tượng quảng cáo chiếm đa số trên mạng xã hội, cụ thể là cách giao tiếp với fan trên mạng xã hội farm chắc chắn khác với cách tương tác trên mạng xã hội facebook hay google+, trong chủ đề này chúng tôi sẽ giới thiệu các bạn chiến lược làm tiếp thị trên facebook fanpage, qua đó bạn sẽ biết cách làm thế nào để tăng like chất lượng cho fanpage, tăng số lượng tương tác với các fan để tặng chỉ số chất lượng , qua đó mỗi lượt status sẽ tiếp cận tới nhiều fan hơn và sẽ thu hút được nhiều traffic tới web của bạn.


1. Giới thiệu fanpage


Sai lầm phổ biến nhất khi nhắc đến quảng cáo là mọi người nghĩ sẽ bán được hàng ngày trên facebook, trên thực tế rất khó để bán hàng trực tiếp chỉ bằng cách quảng cáo trên facebook, bạn cần đi con đường gián tiếp, xây dựng cộng đồng trước, tương tác và sau đó mới kết hợp với các quảng cáo theo dạng “nhỏ giọt”, như vậy sẽ khiến các fan thích thú với fan page, bằng không thì số lượng like sẽ ngày càng giảm dần nếu bạn chỉ tập trung quảng cáo và không chăm chút cho nội dung.


2. Tạo liên kết nhằm tăng like chất lượng


Hiện nay nhiều fanpage áp dụng các chiến thuật này để tăng like và độ tương tác cho fan page, bạn có thể xây dựng một chương trình khuyến mãi tặng quà miễn phí và yêu cầu các fan thực hiện thao tác đơn giản là like fanpage và comment status, đây là cách để nhanh chóng tăng lượng tương tác và thu hút các khách hàng tiềm năng trên fanpage, sau này bạn sẽ có nhiều cơ hội để khai thác lượng fan này.

Đi theo con đường vòng này bạn cần mạnh dạn đầu tư chi phí cho các chiến dịch thu hút fan chất lượng và tăng chỉ số tương tác cho fanpage, trong quá trình thiết kế chiến dịch quảng cáo, bạn cần thường xuyên đặt ra các câu hỏi để khuyến khích fan tương tác với fanpage, càng nhiều càng tốt.


3. Các đề tài thu hút sự quan tâm của các Fan


Không phải tất cả các status đều thu hút được sự tương tác của fan, trên thực tế chỉ có một số đề tài có tính tranh luận nên được nhiều người like, share và comment, trong phần này chúng tôi chia sẻ các chủ đề thường có độ tương tác cao nhất. Hiện nay có kênh giải trí như zinfu ncũng là nguồn tài nguyên giúp fanpage được viral rất tốt.

Các đề tài về hài hước: chủ đề này được nhiều fanpage về lĩnh vực giải trí áp dụng và đã gặt hái nhiều thành công, các fan trên facebook tương tác rất cao và hầu như status nào đăng tải cũng có lượng reach rất cao.

Các chủ đề khuyến khích fan chia sẻ quan điểm: tương tự như cách thu hút tương tác thứ nhất, bạn nên đăng tải các status và hỏi về ý kiến của fan với chủ đề này, bằng cách này bạn sẽ có nhiều comment chất lượng và chỉ số tương tác cũng tăng cao hơn.

Các chủ đề chia sẻ miễn phí: Free luôn là phương pháp tốt nhất để cộng đồng hưởng ứng và tương tác với tần số cao nhất, bạn có thể giveaway đổi lại yêu cầu các fan tham gia trò chơi nhỏ, với cách này bạn sẽ nhanh chóng thu thập được thông tin các khách quan tâm, các dữ liệu cá nhân dùng cho các mục đích quảng cáo sau này.

Trên đây là các phương pháp để quảng cáo và tăng cường độ tương tác với fan dành cho facebook fanpage, áp dụng các chiến thuật trên chắc chắn sẽ giúp fanpage của bạn nổi tiếng và được viral nhanh chóng trên phương diện rộng.

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Kinh nghiệm Chụp Ảnh Sản Phẩm Cho Website Bán Hàng Online

Dưới đây là 8 kinh nghiệm nên biết khi chụp hình sản phẩm cho web bán hàng online

Bạn nên lưu ý 9 điểm sau đây khi chụp hình cho sản phẩm online

1. Sử dụng ánh sáng tự nhiên:

Ánh sáng tự nhiên là một trong những công cụ hữu hiệu và quan trọng nhất với nhiếp ảnh gia, thêm vào đó nguồn sáng này hoàn toàn “free”. Một bức ảnh sử dụng ánh sáng tự nhiên sẽ mang lại cảm giác chân thực. Chụp ảnh sản phẩm cũng vậy.

Thông thường thời điểm chụp ảnh vào ban ngày sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất vì ánh sáng trắng sẽ làm rõ từng chi tiết sản phẩm. Tuy nhiên, bạn phải biết khai thác thật tốt nguồn sáng này bởi đôi khi nó lấn áp, làm sản phẩm trở nên không rõ ràng. Đừng chụp ngược sáng và đến những nơi ánh sáng quá gay gắt, sẽ làm cho ảnh khi post lên website sẽ bị nhòe, đồng thời cần phân phối sáng thật hợp lý với những mảng màu sáng tối.
 

2. Chú ý “đổ bóng mềm” khi chụp ảnh:
 

Đổ bóng cứng là kích thước nguồn sáng nhỏ hơn so với kích thước của sản phẩm, còn đổ bóng mềm là kích thước của nguồn sáng lớn hơn. Đối với chụp ảnh sản phẩm đăng lên website, bạn nên ưu tiên sử dụng bóng mềm.

Bởi càng nhiều ánh sáng, sản phẩm trông sẽ càng mịn. Để làm được điều này, bạn có thể mua bộ khuếch tán tản sáng flash với giá 40.000VNĐ-50.000VNĐ hoặc tự chế một bộ tản sáng bằng băng dính trắng hoặc túi ni-lông gắn vào đèn flash. Làm như vậy, ánh sáng sẽ được phân phối một cách nhẹ nhàng hơn và tập trung vào toàn sản phẩm chứ không phải là một điểm duy nhất.


3. Tìm ra những góc chụp mới lạ:


Một số chủ shop khi chụp ảnh sản phẩm thường chọn những góc máy đơn giản vì họ thường không quan tâm nhiều tới việc tạo ra những tấm ảnh đẹp. Điều này chính là lý do khiến cho những tấm hình trở nên thiếu chuyên nghiệp và hấp dẫn. Lời khuyên cho bạn là hãy tìm những góc chụp mới, ví dụ từ trên cao xuống hoặc từ thấp chiếu lên.

Một sản phẩm dù không bắt mắt nhưng nếu biết khai thác những góc độ tốt sẽ vẫn giúp bức ảnh trở nên thu hút, đồng thời làm bạn ngạc nhiên vì những đặc điểm nổi bật của nó. Bạn sẽ không biết được góc chụp nào sẽ làm nổi bật sản phẩm nhất nếu chưa thử hết các góc chụp.
 

4. Sử dụng chân máy ảnh:


Khi chụp ảnh sản phẩm, bất cứ một sự rung động hoặc chuyển động nhỏ nào cũng có thể làm mờ bức ảnh, khiến cho sản phẩm của bạn không được rõ nét. Một chân máy sẽ đảm bảo ổn định khi bạn chụp ảnh.

Đặc biệt trong trường hợp, bạn muốn chụp những cảnh mà máy ảnh không thể ghi hết mọi mức độ phơi sáng, bạn có thể chụp một loạt kiểu độc lập với các mức phơi sáng khác nhau sau đó có thể kết hợp lại thành một bức duy nhất. Với kiểu ảnh này, chân máy sẽ là thiết bị hữu dụng bởi lẽ chỉ cần bất kỳ thay đổi nhỏ nào cũng sẽ khiến cho các chi tiết của cùng một cảnh không còn khớp nữa.
 

5. Chú ý kích thước sản phẩm:
 

Đối với một số sản phẩm, người xem sẽ khó có thể hình dung được kích thước thật của nó từ bức ảnh. Sẽ rất hữu ích nếu bạn đưa tới người mua hàng cảm giác về kích thước thật của sản phẩm.

Nếu bạn cho hình ảnh một đồ vật quen thuộc với mọi người vào bức ảnh chụp sản phẩm sẽ có thể giúp khách hàng hình dung kích thước của sản phẩm một cách dễ dàng. Ví dụ, nếu sản phẩm là một con búp bê nhỏ, bạn có thể đặt một cây bút chì có kích thước tiêu chuẩn bên cạnh nó, và cung cấp cho mọi người một cảm giác bao quát tổng thể bức ảnh.
 

6. Để sản phẩm trong môi trường tự nhiên của nó:
 

Việc sử dụng các đạo cụ có thể giúp mang lại những điểm nhấn trong bức ảnh và tạo cảm giác chân thực cho bức ảnh.

Ví dụ, nếu bạn có một hình ảnh của một chiếc đồng hồ, hãy chụp nó trên cổ tay của ai đó. Điều này làm sản phẩm trở nên “thật” hơn với người dùng, khiến mắt của khách hàng chỉ tập trung vào điểm nổi bật duy nhất trên cánh tay.

Hay nếu bạn kinh doanh quán cà phê, hãy chụp một cuốn sách mở trên bàn với lọ hoa bên cạnh cốc cà phê được pha chế cẩn thận. Khách hàng tiềm năng sẽ tưởng tượng chính bản thân “chìm đắm” trong không gian đó.
 

7. Màu sắc của sản phẩm:


Bạn có thể chụp ảnh sản phẩm ở tất cả các màu sắc, hoặc bạn chỉ cần chụp một sản phẩm đại diện và đề mô tả sản phẩm bên dưới “Có màu xanh, đỏ, hồng…”.

Khách hàng sẽ có hình dung chuẩn xác về màu sắc sản phẩm khi bạn chụp đầy đủ các màu mà sản phẩm có. Bên cạnh đó, nếu bạn biết khai thác tốt sự kết hợp màu sắc thì một bức ảnh nhiều màu sẽ làm sản phẩm trong phong phú và hấp dẫn hơn.
 

8.Chỉnh sửa ảnh:


Khi bạn chuẩn bị hình ảnh cho trang web của bạn, hãy chắc chắn rằng những hình ảnh có cùng kích thước. Xem kích thước ảnh phù hợp trên trang web của mình là bao nhiêu sau đó chỉnh sửa hình ảnh của bạn phù hợp với kích thước này để giúp sản phẩm hiển thị với chất lượng tốt nhất.

Ngoài ra trong quá trình chụp ảnh bạn nên sử dụng phông nền trắng để làm tăng điểm nhấn cho sản phẩm. Đồng thời bạn cũng không nên xóa ảnh sản phẩm khi mới chỉ xem trên màn hình máy ảnh. Hãy kiên nhẫn và chờ đợi cho đến khi bạn tải các bức ảnh vào máy tình của mình. Hình ảnh trông rất khác nhau trên màn hình lớn hơn và đây là cách để quyết định hình ảnh tốt hơn. Bạn cũng có thể sử dụng một số phần mềm chỉnh sửa ảnh như Photoshop, chỉnh sáng tối hay làm mờ một vài chi tiết để sản phẩm trở nên lung linh hơn.

Đối với Marketing Online thì hình ảnh sản phẩm là cực kì quan trọng và cần được đầu tư kĩ càng. Hình ảnh hàng hóa là một trong những yếu tố quyết định tới việc khách hàng có lựa chọn mua hàng của bạn hay không.

Nguồn: BizWeb

4 điều cần biết về Hình Ảnh Trên Website

Nếu bạn đang sở hữu một website bán hàng trực tuyến, hoặc đơn giản là 1 gian hàng online trên 1 sàn thương mại điện tử nào đó, kể cả là một website chuyên về nội dung …thì bạn nên lưu ý những điểm sau về hình ảnh trên website:


Sau khi đầu tư hơn chục triệu thuê người xây dựng tư vấn thực hiện website, bạn đã có một website kinh doanh online chuyên nghiệp. Kể từ đó, bạn có thể update sản phẩm lên website của mình để thu hút người mua sắm đến phục vụ mục đích đọc dữ liệu của Google để làm giảm thời gian tải trang web. Việc tối ưu hóa hình ảnh trở thành một phần quan trọng trong việc xây dựng một website bán hàng online thành công.

Bạn đã bao giờ tự hỏi:

    Tại sao khi tôi tìm kiếm hình ảnh của Google, hình ảnh sản phẩm của tôi không bao giờ xuất hiện?
    Tôi có cần phải thêm “Alt Tags” để hình ảnh của tôi?
     Sự khác biệt giữa các định dạng JPEG, GIF và PNG là gì – tôi nên sử dụng định dạng nào thì tốt nhất?

Và đây là những lưu ý về hình ảnh trên website bắt buộc bạn phải nắm được để làm tốt công việc của mình

1. Đặt tên cho hình ảnh sản phẩm

Google có khả năng phân tích dữ liệu từ màu sắc bố cục và nhiều thứ khác hiển thị trong bức ảnh. Tuy nhiên có 1 thứ dễ dàng nhất để google đọc hình ảnh đó là tên bức ảnh thì lại bị rất nhiều ông bà chủ bỏ qua.

Thay vì những dãy thông số kĩ thuật vô nghĩa mà máy ảnh đặt mặc định kiẻu như: IMG_9697-e1b78 … hoặc những tấm hình với cái tên không liên quan tới bài viết/ sản phẩm của bạn (mà bạn đã download về từ đâu đó): hãy chịu khó đặt tên cho chúng !

    - Cách đặt: hãy viết tiếng Việt không dấu, nội dung có chứa từ khóa liên quan tới tên bài viết/sản phẩm của bạn. Đặt địa vị vào 1 khách hàng và tự hỏi “nếu tôi muốn tìm sản phẩm này tôi sẽ gõ từ khóa gì ?” Câu trả lời cũng chính là cái tên bạn cần đặt đấy.

Cách đặt: hãy viết tiếng Việt không dấu, nội dung có chứ từ khóa liên quan tới tên bài viết/ sản phẩm của bạn. Đặt địa vị vào 1 khách hàng và tự hỏi: nếu tôi muốn tìm sản phẩm này tôi sẽ gõ từ khóa gì? Câu trả lời cũng chính là cái tên bạn cần đặt đấy.

Ví dụ  trong ảnh này cái tên bạn nên đặt là: “Sơ mi họa tiết cánh bướm” sẽ dễ dàng hơn cho khách hàng của bạn tìm ra cái áo.

2. Tối ưu hóa thẻ alt



Thẻ alt là gì? Alt là Alternative Information nghĩa là thông tin thay thế dùng để thay thế cho hình ảnh khi hình ảnh không hiển thị được hoặc để chế ở độ ẩn trong trình duyệt.

Tầm quan trọng của thẻ alt: Alt là một từ hoặc cụm từ để mô tả hình ảnh trên trang web, nó rất quan trọng đối với việc làm SEO. Google đã thông báo bộ máy tìm kiếm sẽ tập trung vào phân tích văn bản ALT. Google không thể nhìn hình ảnh và biết hình ảnh nói về vấn đề gì mà nó chỉ đọc được nội dung hình ảnh thông qua thẻ ALT. Bên cạnh đó sự quan trọng của thẻ alt còn thể hiện ở chỗ vì lý do nào đó mà hình ảnh không thể hiển thị được thì ALT sẽ là chuỗi ký tự thay thế cho hình ảnh này.

Vì vây, Ưu tiên số 1 khi nói đến tối ưu hóa hình ảnh là để điền vào mỗi thẻ alt cho tất cả các hình ảnh sản phẩm trên trang web của bạn.

Dưới đây là một số quy tắc đơn giản khi nói đến thẻ alt:

    Lặp lại cụm từ tên của ảnh
    Nếu bạn bán các sản phẩm có số lượng mô hình hoặc số, sử dụng chúng trong thẻ alt của bạn. tips: hãy coppy nguyên đoạn mô tả sản phẩm của bạn vào đây!
     Luôn chứa từ khóa sản phẩm + tên website của bạn
    Trước đây tôi đã có một lời khuyên về việc sử dụng hình ảnh của sản phẩm với việc chụp nhiều góc độ khác nhau, focus vào đặc điểm nổi bật của sản phẩm rồi. Và vì vậy, trong thẻ Alt, bạn hãy nhắc lại những mô tả về đặc điểm nổi bật đó với từng bức ảnh nhé.

3. Lưu ý về kích thước & dung lượng của hình ảnh


Khi thiết kế website, nếu bạn đã fix 1 kích thước tối đa (800x 600 pixel chẳng hạn) thì bạn nên chịu khó resize ảnh về đúng kích thước chuẩn đấy. Đừng vì một chút lười biếng của bạn mà phủi sạch trơn mọi công sức tiểu xảo để lôi kéo người vào trang web của bạn. Đơn giản là khách hàng sẽ tắt ngay trình duyệt vì trang load quá lâu.

Một nguyên tắc nhỏ cho hình ảnh trong thương mại điện tử là cố gắng để giữ kích thước tập tin hình ảnh của bạn vào khoảng 70kb – 200 kb.

Bạn hãy xem xét thống kê sau để chăm chỉ hơn nhé:

            Hầu hết người tiêu dùng chờ đợi khoảng 3 giây cho một trang web để tải về một máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay.
             … Và khoảng 5 giây trên thiết bị di động của họ.
             Amazon thấy rằng nếu các trang của họ chậm 1 giây, họ bị mất $ 1600000000 một năm .
             Google sử dụng thời gian tải trang là một yếu tố trong thuật toán xếp hạng của họ.

Nếu bạn có những hình ảnh mà phải mất tới hơn 15 giây để tải xuống, có thể yên tâm rằng vị khách hàng tiềm năng này sẽ say goodbye ngay trang của bạn.

Bạn đã thấy tầm quan trọng của kích thước & dung lượng hình ảnh rồi, nhưng bạn không biết làm sao để giảm hoặc fix cho đúng chuẩn. Đây là các gợi ý:

Adobe Photoshop: hẳn là bạn đã quá quen tai với phần mềm này rồi phải không?Một cách để bạn có thể làm giảm kích thước tập tin hình ảnh bằng cách sử dụng chức năng “Save for Web”. Khi sử dụng lệnh này, bạn muốn điều chỉnh hình ảnh với kích thước tập ảnh thấp nhất mà chất lượng hình ảnh vẫn có thể chấp nhận.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng các công cụ chỉnh sửa ảnh trực tuyến sau:

    PicMonkey – đã được mô tả bởi các chuyên gia như là một “tuyệt vời mênh công cụ chỉnh sửa ảnh”.
    Pixlr – là siêu người dùng thân thiện, và cũng đi kèm với một ứng dụng miễn phí 100% cho điện thoại thông minh của bạn, vì vậy bạn có thể chỉnh sửa trên đường đi.
    FotoFlexer - là một trình biên tập ảnh trực tuyến khá trước. FotoFlexer thậm chí cho phép bạn làm việc với các lớp!

4. Nên chọn loại định dạng nào cho file hình ảnh: JPEG, PNG hay GIF ?



Có ba loại tập tin phổ biến được sử dụng để gửi hình ảnh. Đây là JPEG, GIF, và PNG

    Hình ảnh JPEG: có thể được nén đáng kể, dẫn đến chất lượng hình ảnh với kích thước file nhỏ. Các định dạng JPEG cung cấp chất lượng tốt và cho kích thước tập tin thấp.
    GIF (gif): là những hình ảnh chất lượng thấp hơn so với hình ảnh JPEG và được sử dụng cho hình ảnh đơn giản hơn như là biểu tượng hoặc hình ảnh trang trí. GIF thường được sử dụng với loại hình ảnh động.
    Hình ảnh PNG: đang trở nên phổ biến hơn như là một thay thế cho GIF. Hỗ trợ PNG nhiều màu sắc hơn GIF, và chúng không làm suy giảm theo thời gian với lại tiết kiệm như JPEG. Mặc dù các loại tập tin PNG bắt đầu được sử dụng nhiều hơn, kích thước tập tin vẫn lớn hơn nhiều so với JPEG.

    Như bạn thấy, JPEG là người chiến thắng rõ ràng ở đây. Đó cũng là điều mà tôi khuyên bạn nên dùng hình ảnh dạng JPEG cho website của mình.

Dưới đây là một số mẹo cần nhớ khi chọn định dạng tập tin:

    Đối với hầu hết tình huống sử dụng, JPEG sẽ là lựa chọn tốt nhất của bạn. Nó cung cấp chất lượng tốt nhất và kích thước tập tin nhỏ nhất.
    Không bao giờ sử dụng ảnh GIF cho hình ảnh sản phẩm lớn . Kích thước tập tin sẽ rất lớn và không có cách nào để giảm bớt nó. Bạn có thể chọn sử dụng ảnh GIF cho hình thu nhỏ và hình ảnh trang trí.
    PNG có thể là một lựa chọn tốt cho cả hai hình ảnh JPEG và GIF. Nếu bạn chỉ có thể có được hình ảnh sản phẩm ở định dạng PNG, hãy thử sử dụng PNG-8 trên PNG-24.
    Hầu hết các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh đều có thể lưu hình ảnh với bất kỳ loại nào trong 3 loại tập tin này.

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

8 yếu tố để thiết kế webiste theo chuẩn Seo


Trước tiên, cần hiểu thế nào là một website chuẩn SEO ?


Website chuẩn Seo bao gồm những yếu tố sau đây :


1. Chức đựng những giá trị độc đáo:

Đây là một trong rất nhiều tiêu chí mà tôi luôn theo đuổi trong suốt quá trình làm SEO của mình, việc đầu tư thời gian vào xây dựng nội dung mà trong đó cung cấp giá trị thực sự cho người dùng luôn được tôi hướng tới. Đây là lý do:

    Cung cấp những thông tin đích thực, rõ ràng chứ không đơn thuần là tự PR về mình.
    Chất lượng nội dung nổi bật, hơn hẳn so với các trang web đối thủ.
    Văn bản, hình ảnh, video chất và hấp dẫn.
    Hơn 80% người dùng đánh giá nội dung là hữu ích, chất lượng cao và độc đáo.
    Hầu như tất cả người dùng sẽ không quay lại trang kết quả để ghé thăm một website khác cùng chủ đề.


2. Website sẽ mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng

Website sẽ bao gồm :

    Nội dung trên trang dễ hiểu, dễ đọc. Sử dụng liên kết nội bộ phù hợp, có ích cho người dùng.
    Giao diện đẹp, dễ nhìn. Dễ dàng tìm đến bất kỳ nội dung nào trong website.
    Bố cục rõ ràng, những thông tin quan trọng được làm nổi bật, dễ tìm.
    Thời gian tải trang ngắn, nhỏ hơn 0.5s
    Số lượng file đính kèm theo trang nhỏ.
    Cấu trúc trang tương thích với mọi loại trình duyệt và thiết bị.


3. Nội dung của website luôn hướng SEO:

Khi viết bài, tôi vẫn luôn viết theo các tiêu chí vô cùng cơ bản nhưng lại vừa tốt cho quá trình SEO, vừa tự nhiên cho người dùng. Các tiêu chí dưới đây một phần từ kinh nghiệm thực tế của mình, một phần từ dựa trên những đóng góp của các chuyên gia SEO.

    Nội dung chỉ nhắm đến một từ khóa chính và một số từ liên quan cùng chủ đề.
    Từ khóa chính nằm ở vị trí đầu tiên của thẻ tiêu đề
    Từ khóa chính xuất hiện trong tên miền URL
    Mạch văn logic, tự nhiên, nội dung đầy đủ hướng đến từ hoặc cụm từ cần xếp hạng.
    Làm nổi bật từ khóa trong bài viết bằng in đậm/in nghiêng hoặc bằng cách tăng cỡ chữ.
    Từ khóa chính được sử dụng trong Headline (hay thẻ H1).
    Từ khóa chính được lặp lại ít nhất 2 lần trong nội dung bài viết.
    Từ khóa phụ có thể xuất hiện trong Headline, thẻ tiêu đề hay nội dung bài viết khi thích hợp.
    Nội dung mô tả ảnh đầy đủ, ý nghĩa, chứa từ khóa.
    Anchortext (văn bản neo) có ý nghĩa và cũng chứa từ khóa.


4. Viết nội dung trong website phải hướng tới việc chia sẻ qua mạng xã hội

Với sự bùng nổ về số lượng người dùng mạng xã hội như hiện nay, việc chia sẻ nội dung có liên quan đến website của bạn là vô cùng quan trọng. Bạn có thể tham khảo yếu tố xếp hạng của website có liên quan tới mạng xã hội trong bài Những yếu tố quyết định đến thứ hạng của một trang web top 1 trên Google

5.Tên miền của website có ý nghĩa, mô tả nội dung bài viết.

    Cài đầy đủ add-on của các mạng xã hội phổ biến cho phép độc giả dễ dàng chia sẻ nội dung khi cần.
    Nội dung hay, hấp dẫn, xứng đáng được chia sẻ (Những người chia sẻ cảm thấy tự hào khi chia sẻ nội dung của bạn và được mọi người biết ơn vì điều đó)
    Sử dụng Facebook Open Graph và Twitter Cards khi cần.


6. Website phải đảm bảo tương thích với nhiều loại thiết bị

Ngày nay, người dùng có xu hướng sử dụng nhiều loại thiết bị di động khác nhau chính vì thế việc giao diện phù hợp với các kích thước khác nhau của các thiết bị là việc bạn cần quan tâm.

    Hiển thị như ý trên mọi loại trình duyệt, mọi loại kích cỡ màn hình.
    Sử dụng cùng một địa chỉ URL trên tất cả các thiết bị.


7. Tạo điều kiện cho bọ tìm kiếm truy cập trang web dễ dàng:

Các tiêu chí trên mà tôi đã đề cập để hướng tới người dùng thực. Trong tiêu chí này, cái mà tôi muốn bạn cần biết và phải đạt được nếu muốn thiết kế website chuẩn SEO.

    Địa chỉ tên miền tĩnh (không chứa các tham số động)
    Nội dung bài viết chỉ có thể tìm thấy tại duy nhất một địa chỉ (tất cả các nội dung trùng lặp phải được redirect hoặc cài thẻ rel=canonical về trang chính)
    Nội dung được tải về trực tiếp trong code HTML (không phải thông qua JavaScript, AJAX, iFrames…)
    Truy cập tới 1 trang web bất kỳ yêu cầu không cần quá 4 clicks từ bất kỳ vị trí nào trong trang web đó.
    Chuyển hướng từ những phiên bản khác/ phiên bản cũ đến phiên bản mới phải sử dụng 301s hoặc thẻ rel=canonical (chứ không phải 302s)
    Nếu trang tạm thời không hoạt động, sử dụng code 503
    Thẻ meta robots và file robots.txt cho phép con bọ dò quét và lưu dữ liệu trang web
    Máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ host không ngăn chặn hoặc hoạt động của bọ tìm kiếm
    Đảm bảo số lượng ký từ vừa phải trong các thành phần chính của trang:

            Tiêu đề < 70 ký tự
            URL < 90 ký tự
            Thẻ mô tả < 166 ký tự

    File XML Sitemaps chứa địa chỉ URL
Quyền tác giả, siêu dữ liệu, lược đồ và Rich Snippets

8. Một trong những tiêu chí cuối cùng của trang web được coi là chuẩn SEO đó chính là gây sự hấp dẫn, kích thích tới người dùng.


    Sử dụng các thẻ rel=author và rel=publisher để cung cấp thông tin về tác giả cũng như người xuất bản nội dung. (Hiện tại Google Author đã được Google xóa bỏ, tuy nhiên bạn có thể sử dụng những Rick Snippets khác để tạo sự thu hút trên SERPs)
    Sử dụng các lựa chọn đánh dấu nội dung như schema.org
    Sử dụng từ khóa chính và từ khóa phụ trong thẻ mô tả.
    Viết đoạn mô tả thật hấp dẫn nhằm thu hút người dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên, tăng tỷ lệ CTR.

Với những tiêu chí rất cụ thể mà tôi đã nêu ở trên chính là câu trả lời cho câu hỏi Thế nào là một trang web chuẩn SEO. Hi vọng rằng, đọc đến đây tôi tin là bạn đã hiểu những gì mà bài viết đã đề cập tới.
(st)

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Uber và hiện tượng surge pricing

Ở Việt Nam mới chỉ có UberBlack cao cấp mà giá đã rẻ hơn taxi. Vậy tại sao giá dịch vụ Uber lại rẻ như vậy và liệu nó có thể giữ giá? Giá cước của Uber rẻ hơn có phần nhờ công nghệ tiên tiến, dịch vụ của các công ty viễn thông và hệ thống GPS miễn phí.


Chỉ trừ New York và Philadelphia, giá dịch vụ UberX ở tất cả các thành phố lớn của Mỹ đều rẻ hơn giá taxi thông thường. Nếu tính cả phí thanh toán bằng thẻ tín dụng mà các công ty taxi có thể thu thêm và tiền thưởng cho tài xế thì Uber vẫn luôn rẻ hơn taxi. Ở Việt Nam mới chỉ có UberBlack (cao cấp hơn UberX) mà theo thông tin báo chí giá đã rẻ hơn taxi. Vậy tại sao giá dịch vụ Uber lại rẻ như vậy?

Hai lí do dễ thấy nhất là: (a) công nghệ Uber tốt hơn nên tiết kiệm chi phí vận hành, (b) Uber phá vỡ rào cản độc quyền của giới taxi thông thường (một phần nhờ vào (a)).

Tuy nhiên theo tôi còn hai lí do nữa mà ít người để ý.

Uber được trợ giá như thế nào?


Lí do thứ ba (c) là Uber được trợ giá theo kiểu ăn theo. Thay vì phải trang bị tổng đài và máy bộ đàm cho các xe, Uber tận dụng ngay hệ thống viễn thông di động cho hoạt động điều hành xe của mình. Điều này giống như Skype, Viber sử dụng hạ tầng Internet và viễn thông để cung câp dịch vụ điện thoại miễn phí. Như vậy Uber đã được các hãng viễn thông “cõng trên lưng" (piggyback), hay nói cách khác được "trợ giá" gián tiếp từ các hãng đó.

Nhưng dịch vụ viễn thông và smartphone chưa đủ. Điều tối quan trọng với Uber là hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Nếu không có hệ thống này mô hình kinh doanh của Uber không thể hoạt động được, hoặc sẽ không hơn gì các hãng taxi truyền thống. Sử dụng GPS miễn phí cũng là một dạng được trợ giá, dù tất nhiên vẫn phải dựa vào lí do (a) bên trên.

Một hình thức trợ giá thứ ba rất tinh vi là từ các nhà đầu tư đã và sẽ đầu tư vào Uber. Vòng đầu tư gần đây nhất Uber được đánh giá 40 tỉ đô la Mỹ, tăng gấp đôi sau 6 tháng. Uber nhận được 1,2 tỉ đô la Mỹ cho vòng đầu tư này và tuyên bố sẽ sử dụng số tiền đó để mở rộng thị trường.

Như đã phân tích ở trên, Uber hầu như không cần đầu tư thêm gì cho công nghệ, phần mềm ứng dụng đã viết rồi, hệ thống viễn thông đã có các công ty viễn thông lo, GPS đã được chính phủ Mỹ đầu tư, cùng lắm khi mở rộng thị trường Uber chỉ phải mua thêm máy chủ và băng thông. Như vậy 1,2 tỉ đô la Mỹ đó chủ yếu chi cho tiếp thị (PR/marketing) và một số chi phí pháp lí.

Tôi đoán phần lớn số tiền 1,2 tỉ đô la Mỹ đó được sử dụng để trợ giá trực tiếp cho khách hàng của Uber, đặc biệt ở các thành phố mà Uber mới triển khai dịch vụ. Hợp đồng giữa Uber và các tài xế như thế nào không được công bố, nhưng có thông tin một tài xế Uber ở Úc được trợ giá 15 đô la Úc cho một cuốc chạy xe bất kể hóa đơn thanh toán bao nhiêu. Những hình thức khuyến mãi rất lớn của Uber cho khách hàng cũng là một dạng trợ giá trực tiếp.

Sở dĩ Uber sẽ tiếp tục trợ giá để phát triển thị trường vì giá trị của nó (valuation) hiện được đánh giá bằng số người sử dụng (user) hay số lượng xe, số thành phố có dịch vụ… chứ không phải bằng lợi nhuận tạo ra. Bởi vậy các nhà sáng lập và nhà đầu tư của Uber sẽ muốn bành trướng thị trường càng nhanh càng tốt, bất kể thua lỗ, vì tốc độ tăng giá trị (valuation) đang rất cao. Có thể nói đây là một dạng bong bóng (bubble) hay thậm chí một kiểu Ponzi-game. Chừng nào các nhà đầu tư vẫn còn tiếp tục xếp hàng đầu tư vào Uber, giá dịch vụ này vẫn sẽ tiếp tục rẻ hơn của taxi truyền thống.
Khả năng làm giá của Uber nhìn từ góc độ kinh tế học

Surge pricing là cách áp dụng mức giá khi nhu cầu đi lại tăng cao mà có quá ít xe. Uber sẽ tăng giá cao để khuyến khích thêm tài xế, và khi có đủ lượng xe để đảm bảo dịch vụ ổn định thì mức giá sẽ quay về trạng thái bình thường.

Lí do thứ tư (d) là khả năng định giá nhảy cóc mà thuật ngữ kinh tế học gọi là surge pricing, nói nôm na là giá dịch vụ của Uber thay đổi tùy theo nhu cầu, có thể tăng gấp rưỡi, gấp đôi, hay thậm chí gấp 6 - 7 lần giá bình thường. Trong khi ở Việt Nam mọi người mới chỉ quan tâm đến chuyện, liệu Uber là công ty cung cấp dịch vụ vận tải hay là công ty cung cấp nền tảng công nghệ, thì ở các nước vấn đề nóng nhất liên quan đến Uber là surge pricing.

Có thể dễ dàng thấy mức giá mà Uber quảng cáo trên website thực ra là giá tối thiểu, cho nên để so sánh chính xác phải tính giá trung bình (giá tối thiểu cộng với giá khi có surge pricing). Mức giá trung bình này (nếu tính được) chắc chắn cao hơn giá mà Uber quảng cáo và chưa chắc đã rẻ hơn giá của các hãng taxi khác.

Nhưng vấn đề không nằm ở chỗ đó. Dù còn rất lâu mới đủ số liệu để tính mức giá trung bình, ngay cả khi loại trừ 3 lí do đầu (a/b/c) mà tôi trình bày trên, theo tôi, chỉ cần với surge pricing thôi Uber cũng có thể cung cấp dịch vụ với giá rẻ hơn. Điều này liên quan đến hai khái niệm trong kinh tế học: định giá phân biệt (price discrimination) và năng lực dự phòng (spare capacity).

Những ai đã từng học qua môn kinh tế học vi mô (microeconomics) hẳn còn nhớ phần thặng dư của người tiêu dùng (consumer's surplus) (phần tam giác nằm bên dưới đường cầu - demand curve) là phần lợi ích kinh tế mà một số người tiêu dùng được hưởng vì giá thị trường thấp hơn mức mà họ sẵn sàng thanh toán. Tất cả các doanh nghiệp khi bán sản phẩm/dịch vụ đều muốn có thể phân biệt được từng loại khách hàng và bán với các mức giá khác nhau phù hợp với mức sẵn sàng thanh toán của từng người. Bằng cách đó doanh nghiệp sẽ lấy được phần thặng dư của người tiêu dùng cho mình, hình thức bán hàng này gọi là định giá phân biệt (price discrimination).

Vấn đề là price discrimination luôn bị xã hội cho là xấu, nhiều nước có luật chống một số hình thức price discrimination, ví dụ như luật cấm price gouging (tăng giá khi nguồn cung bị thiếu). Trên thực tế bang New York đã điều tra xem liệu hình thức surge pricing của Uber có phải là hành vi price gouging bị bang này cấm hay không.

Cho đến nay Uber đã thành công trong việc thực hiện hình thức định giá phân biệt này cả về mặt luật pháp lẫn dư luận xã hội. Uber giữ được khả năng định giá nhảy cóc ở tất cả những nơi họ cung cấp dịch vụ, và quan trọng hơn là người tiêu dùng đã dần dần coi đây là điều tất yếu.

Khi Uber thu được phần thặng dư tiêu dùng, họ có thể sử dụng nó để trợ giá cho phân khúc giá thấp. Nhưng quan trọng hơn là khi áp dụng surge pricing, Uber điều chỉnh được nguồn cung (và cả cầu) của mình dễ dàng hơn các đối thủ cạnh tranh. Lấy ví dụ khi thời tiết xấu, lượng khách hàng đi taxi tăng lên, với mức giá tăng gấp 2 - 3 lần bình thường Uber có thể dễ dàng tăng lượng xe của mình đáp ứng cho nhu cầu tăng cao. Trong khi đó các hãng taxi truyền thống buộc phải có một số taxi dự trữ (spare capacity) dành cho những lúc như vậy. Việc phải có năng lực dự trữ như thế buộc các hãng taxi phải có mặt bằng giá cao hơn.

Nhưng không chỉ có vậy, với khả năng tăng/giảm giá, Uber chủ động làm giảm nhu cầu của khách hàng cho dịch vụ của mình ở những thời điểm nhu cầu chung trên thị trường tăng lên (ví dụ khi thời tiết xấu). Vô hình chung Uber đẩy những bực bội của khách hàng (vì phải chờ đợi lâu) sang các hãng taxi khác, gián tiếp buộc những hãng này phải tăng năng lực dự trữ. Có thể nói Uber được các hãng taxi truyền thống "ăn theo" ở những thời điểm nhu cầu tăng cao. Tất nhiên Uber sẽ mất lợi thế này nếu các hãng taxi khác cũng áp dụng surge pricing, nhưng điều này không dễ vì công nghệ tổng đài hiện tại không/khó tính toán được (và nhanh) lượng cung/cầu trên thị trường như ứng dụng công nghệ của Uber.

Uber - Một cột mốc quan trọng trong kinh tế

Là một nhà kinh tế tôi ủng hộ định giá phân biệt nói chung và surge pricing nói riêng, với điều kiện thị trường có cạnh tranh chứ không phải để Uber một mình một chợ. Sự xuất hiện của Uber vớisurge pricing là một cột mốc quan trọng trong kinh tế học. Định giá theo kiểu đó chỉ thực hiện được khi thông tin về thị trường đủ nhiều và đủ nhanh, hệ thống GPS/app/server của Uber đáp ứng được yêu cầu này. Có thể nói đây là một trong những ứng dụng đầu tiên của công nghệ dữ liệu lớn (big data) vào kinh tế, tương lai sẽ còn nhiều ứng dụng khác trong các lĩnh vực kinh doanh khác.

Sự xuất hiện của Uber còn đánh dấu một cột mốc khác, liên quan đến nền kinh tế chia sẻ (sharing economy). Cả price discrimination và sharing economy đều có lợi cho nền kinh tế, xét trên góc độ phân bổ và sử dụng nguồn lực. Có thể nói đây là một tác động rất lớn của cuộc cách mạng công nghệ thông tin viễn thông đến kinh tế. Bàn tay vô hình hay là thông tin về giá (price information) của Adam Smith có thể sẽ dần dần được dòng chảy thông tin/dữ liệu lớn (information flow/big data) thay thế. Ngày đó chắc chắn còn rất xa, nhưng khởi điểm của nó đã bắt đầu bằng những dịch vụ/doanh nghiệp như Uber.

Theo :thongtincongnghe.com

Thiết kế website chuyên nghiệp ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi

Trong thời đại thông tin số bùng nổ như hiện nay, Internet tiếp cận mọi người, mọi nhà, mọi ngõ ngách của đời sống thì nhu cầu cần có 1 website của Quý khách hàng là rất cần thiết.

Dịch vụ thiết kế website của Digital Đà Nẵng sẽ giúp Quý khách hàng có một website hoàn hảo, với những nội dung, chức năng sau:


- Trang chủ được thiết kế và trình bày theo phong cách riêng tùy đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của Quý khách hàng.
- Nội dung gồm một hoặc nhiều bài viết giới thiệu về doanh nghiệp nhưng được xử lý về hình ảnh, định dạng, trình bày khéo léo, đẹp & ấn tượng hơn những trang có dạng tin tức (articles) thông thường, được phân nhóm theo những chuyên mục (article category).
         VD: Giới thiệu chung, tầm nhìn - sứ mệnh, giá trị cốt lõi, lịch sử hình thành, sơ đồ tổ chức, ban lãnh đạo, liên hệ khách hàng, tuyển dụng.....
- Chức năng cho phép hiển thị và quản trị nội dung website có nhiều ngôn ngữ hoặc có thể sử dụng Google translate để dịch nội dung tự động.
- Chức năng thống kê số liệu truy cập của website: Tổng số lượt truy cập, truy cập theo ngày, tuần, tháng.
- Chức năng tích hợp một hoặc nhiều nickname Yahoo Messenger hoặc Skype của doanh nghiệp trên website để nhân viên phụ trách giao tiếp với Khách hàng qua website.
- Chức năng chèn, nhúng video clip tải từ máy tính hoặc từ các trang chia sẻ video thông dụng như Youtube, Clipvn, Vimeo, Mega video, facebook, Yahoo... vào website.
- Chức năng cho phép đặt liên kết web vào những banner hình ảnh hoặc flash tại các vị trí đã được xác định trước trên website. (VD: Banner quảng bá cho chiến dịch bán hàng,  khuyến mại của doanh nghiệp, banner liên kết khách hàng - đối tác...).
Ngoài ra, Digital Đà Nẵng sẽ thực hiện các chức năng khác theo yêu cầu của Quý khách hàng

Seo on-page :


Là chức năng hệ thống, nhằm đảm bảo website đạt các tiêu chuẩn quy định cơ bản về tối ưu máy tìm kiếm trên trang theo khuyến cáo của Google. SEO Onpage bao gồm: Tableless design, re-write URL, cho phép quản trị quản lý meta keywords & description, tiêu đề trang, các thẻ tiêu đề nội dung, text-links.

Khuyến mại:


  • Miễn phí đăng ký và gia hạn tên miền việt nam .vn 01 năm trị giá 830.000 đồng.*
  • Miễn phí dịch vụ hosting 2000 MB trong 01 năm trị giá 1.980.000 đồng.*
  • Miễn phí gói Email Marketing 15.000 khách hàng tại Đà Nẵng trị giá 2.100.000 đồng.*
  • Miễn phí dịch vụ trì và hỗ trợ kỹ thuật website chuyên nghiệp trong 01 năm đầu tiên.
  • Miễn phí đăng ký website vào chỉ mục tìm kiếm của Google.
  • Miễn phí SEO 2 từ khóa tại Đà Nẵng.*
(*) thay đổi theo từng gói hợp đồng

Đặc biệt:

Khi thiết kế website tại Digital Đà Nẵng, quý khách sẽ được khuyến mãi đặt  Banner quảng cáo của công ty trên website: cungmuadanang.com (đây là trang mua sắm trực tuyến hàng đầu ở Đà Nẵng, hằng ngày có lượng người truy cập rất lớn)

Với DANADIGITAL, website của bạn sẽ trở thành 1 trợ thủ đắc lực nhất, trung thành nhất, ít tốn kém chi phí nhất mà đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất, giúp bạn nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.